Mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không đang là một trong những vấn đề gây tranh cãi. Khi một bộ phận người bệnh cho rằng bị thoát vị đĩa đệm đạp xe không tốt, một bộ phận khác thì phản bác kiến đó cho rằng đạp xe không những không gây hại mà còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy đâu mới là ý kiến đúng, có nên đạp xe khi bị thoát vị đĩa đệm không.
Tìm câu trả lời chính xác: Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Với những người bình thường có thể lựa chọn bất cứ môn thể thao nào để tập luyện giúp tăng cường sức khoẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên với người bị bệnh, nhất là các bệnh về xương khớp tập bài thể dục, môn thể thao nào cũng phải lưu ý.
Bởi nếu chọn không đúng, quá sức với cơ thể, gây tác động mạnh đến phần xương khớp bị yếu thì sẽ khiến cho vùng này càng tổn thương nghiêm trọng hơn.

Trong khi đó tập thể dục với người bệnh thoát vị đĩa đệm là cần thiết. Do các hình thức tập luyện, vận động này sẽ giúp cải thiện cơn đau nhức, giảm co cứng cột sống, giúp cột sống, đĩa đệm khoẻ mạnh hơn, linh hoạt hơn đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt.
Trong số các môn thể dục, thể thao, nhiều người băn khoăn không biết khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Theo các chuyên gia xương khớp, các môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, bơi lội, tập yoga hay đi bộ người bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể tập luyện.
Bởi đạp xe sẽ giúp kéo giãn các mô, gân cơ, tăng khả năng đoàn hồi tự nhiên của các đốt sống chính vì thế giúp việc phục hồi các tổn thương tại cột sống tốt hơn.
Đạp xe vào sáng sớm, chiều tối giúp tinh thần thư thái hơn, giúp làm việc hiệu quả hơn cũng như giảm mệt mỏi, căng thẳng.
Bên cạnh đó, đạp xe cũng giúp tiêu hoá tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp và các bệnh về tim mạch.

Tuy nhiên việc đạp xe còn tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Do đó không phải người bệnh nào muốn đạp xe cũng được. Hãy trao đổi với bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu.
Những điều người bệnh thoát vị đĩa đệm nên biết khi đạp xe
Người bị thoát vị đĩa đệm khi đạp xe cần lưu ý những điều sau đây để tránh rủi ro, tác động xấu cho đĩa đệm.
Nên chọn đoạn đường bằng phẳng, tránh dằn xóc, mấp mô nhiều “ổ gà, ổ chuột” bởi khi đó sẽ tác động mạnh đến đĩa đệm, thậm chí gây chệch ra ngoài.
Đi với tốc độ từ từ, không đạp quá nhanh.
Chọn xe có chiều cao phù hợp với bản thân, tránh quá cao khó khăn khi lên, xuống xe.
Tốt nhất nên sử dụng đai để cố định cột sống, giảm áp lực cho đĩa đệm trong quá trình đạp xe.

Quãng đường đi xe cũng nên ở mức vừa phải, ban đầu có thể là 1km, những ngày sau đó có thể tăng lên sao cho người bệnh không cảm thấy mệt mỏi hay đau nhức tại cột sống, vị trí bị thoát vị đĩa đệm.
Nên thực hiện hàng ngày, tạo thói quen tốt cho xương khớp để giúp giảm đau nhức, giúp cột sống linh hoạt hơn.
Ngoài đạp xe người bệnh có thể lựa chọn các môn thể thao khác để tập luyện sao cho phục hồi tổn thương tại đĩa đệm tốt hơn.
Qua những thông tin được cung cấp trên chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không. Cách tốt nhất để biết mình nên thực hiện bài tập, môn thể thao nào đó chính là biết tình trạng bệnh của mình và áp dụng các môn thể thao đó mang lại lợi ích gì và có hại cho cột sống không.